Những lỗi và cách sửa chữa âm thanh ô tô hiệu quả nhất

Rate this post

Hệ thống âm thanh trên ô tô mang lại cho người lái sự thư giãn, giảm bớt căng thẳng khi lái xe. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, với điều kiện môi trường độ ẩm cao, bụi bặm thì không tránh khỏi phát sinh lỗi. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến những trải nghiệm khi lái xe. Bài viết sau đây, Hivi sẽ phân tích cho bạn các lỗi và cách sửa chữa âm thanh ô tô hiệu quả nhất.

1. Những lỗi và cách sửa chữa âm thanh ô tô

1.1 Loa ô tô bị bong, rách gân

loi-bong-rach-gan-mang-tren-loa

Loa ô tô bị bong, rách màng gân giải quyết như thế nào?

Gân loa ô tô được thiết kế dạng vật liệu co giãn, đàn hồi như mút, cao su hoặc vải,.. Nó đóng vai trò giúp màng loa được cân bằng khi màng dao động lên xuống. Loa ô tô bị bong hay rách gân là vấn đề mà nhiều chủ xe gặp phải sau một thời gian sử dụng.

Lúc này, loa vẫn phát ra tiếng. Nhưng thanh âm không hay và đặc biệt mất gần như toàn bộ dải âm. Khi bạn mở loa to thì ngay lập tức loa sẽ xuất hiện các tiếng rè nghe cực khó chịu.

– Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng loa bị bong, rách gân. Tuy nhiên sẽ thường là 3 yếu tố chính sau:

  • Độ ẩm môi trường: Đây là nguyên nhân chính dẫn đến bong, rách gân. Việc thường xuyên đóng kín cửa khiến nhiệt độ, độ ẩm trong xe tăng cao. Không khí lúc này bí bách, lâu dài gây hư hỏng các bộ phận khoang nội thất trong đó có loa ô tô.
  • Tuổi thọ gân: Độ ẩm môi trường ảnh hưởng đến tuổi thọ gân loa không được bền lâu.
  • Mở loa to: Việc mở nhạc quá to khiến gân loa phải dao động mạnh từ đó dẫn đến bong gân.

– Cách sửa loa ô tô bị bong, rách gân

Sửa chữa âm thanh ô tô khi bị bong, rách gân loa như thế nào? Thông thường, nếu chỉ bị bong gân loa, thợ sửa chữa chỉ cần gắn lại sao cho cần loa, màng loa dao động không bị sát côn loa là được.

Sau đó, người thợ sẽ sử dụng một máy biến áp xoay chiều để thử sự dao động của màng loa.

Còn sửa loa ô tô bị rách gân thì cách duy nhất bạn có thể làm là thay gân loa. Hãy chọn loại gân có kích cỡ phù hợp nhất với loa. Sau đó bóc hết lớp gân cũ và dán gân mới sao cho cân với loa.

Toàn bộ quá trình thay gân bạn nên nhờ đến những người thợ có kinh nghiệm để chất âm luôn được đảm bảo, hay như lúc ban đầu.

1.2 Loa ô tô bị sát côn

Sau một thời gian sử dụng, hệ thống âm thanh bắt đầu xuất hiện các âm thanh rè và nhòe tiếng. Đặc biệt, khi nhấn tay vào màng loa để loa dao động thì sẽ cảm nhận thấy hơi vướng.

Loa phát ra các tiếng kêu cọ sát, rột rột, không còn êm ái như ban đầu. Đây chính là biểu hiện thông báo loa ô tô đang gặp vấn đề sát côn và cần có phương án sửa chữa âm thanh ô tô kịp thời.

– Nguyên nhân

Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến loa bị sát côn chính là do người dùng thường xuyên mở loa với công suất quá lớn. Nó làm quận loa bị nóng và dao động quá mức khiến loa bị bong côn, thậm chí dẫn đến tình trạng đứt côn.

loa-sat-con-do-mo-cong-suat-lon

Mở loa công suất lớn thường xuyên gây nên tình trạng sát côn

Ngoài ra, khi loa bị bong gân, bong côn khỏi màng loa, bong mạng nhện, lệch nam châm cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng sát côn.

Lúc này màng loa dao động không cân. Nó trực tiếp ảnh hưởng khiến loa bị cọ sát với lõi loa và ảnh hưởng đến hệ thống âm thanh. Hiện tượng này thường diễn ra trên các dòng loa kém chất lượng.

– Cách sửa chữa

Để sửa chữa âm thanh ô tô khi loa bị sát côn, việc đầu tiên bạn cần làm chính là kiểm tra phần cứng bằng cách thực hiện các thao tác sau:

  • Kiểm tra màng loa hở: Ấn tay vào màng loa xem màng có sát hay không và sử dụng dây quấn sát lại để khắc phục. Lưu ý khi quấn cần chú ý để ống côn dây loa không cạ vào lõi nam châm.
  • Kiểm tra màng loa tổn thương: Màng loa kém chất lượng khiến màng bị bong rách sau một thời gian sử dụng. Ngoài ra, lớp keo dán màng loa với nhện loa cũng khiến âm thanh bị ù rè. Để giải quyết vấn đề này, bạn hãy dán lại màng loa cho khít. Hoặc tốt nhất nhờ đến thợ sửa chữa chuyên nghiệp.
  • Vệ sinh loa: Hãy tháo màng loa và hút sạch lớp bụi bám bên trong. Đồng thời tra thêm dầu để giúp lắp tăng hiệu quả làm việc.

1.3 Loa ô tô không lên tiếng

sua-chua-am-thanh-o-to-khong-len-tieng

Sửa chữa âm thanh ô tô không lên tiếng

Loa ô tô không lên tiếng là tình trạng khá phổ biến đối với xe ô tô sau một thời gian sử dụng lâu dài. Khiến người dùng cảm thấy khó chịu khi không thể tận hưởng được các tính năng giải trí trên xe.

– Nguyên nhân

Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng loa mất tiếng là do người dùng thường xuyên mở quá công suất.

Hoặc do cuộn loa bị nóng quá mức và dẫn đến việc bị đứt cuộn. Hoặc một nguyên nhân khác là lớp cách điện bị mất tác dụng. Từ đó trở kháng của loa xuống 0 ôm cũng khiến loa không lên tiếng.

Bên cạnh đó, dòng loa bạn lựa chọn không có âm trầm cũng sẽ khiến cho hệ thống âm thanh ô tô không phát tiếng. Bởi âm trầm được tạo ra từ việc đẩy cơ chế không khí cùng lúc của loa.

Khi xảy ra xung đột, loa sẽ không thể phát ra tiếng. Bạn cần tìm ra cách sửa chữa âm thanh ô tô với lỗi này nhanh chóng để tiếp tục tận hưởng các tiện ích giải trí trên xe.

– Cách sửa chữa

Để sửa chữa âm thanh loa ô tô bị mất tiếng, bạn có thể thay cuộn côn loa. Việc thay côn loa khá phức tạp khi phải tháo hết gân loa, mạng nhện. Vậy nên hãy nhờ đến các thợ sửa chuyên nghiệp để được khắc phục nhanh chóng và chính xác nhất.

Bạn cũng cần kiểm lại nguồn điện kết nối với bộ khuếch đại âm thanh. Bộ khuếch đại là bộ phận kiểm soát âm trầm, đầu ra loa nên phải đảm bảo hoạt động ổn định.

Ngoài ra, cũng đừng quên việc vệ sinh bộ khuếch đại, loại bỏ bụi bẩn. Nếu có những chi tiết bị oxy hóa thì bạn cần thay mới.

Tiếp tục kiểm tra dây cáp xem nó có gặp tình trạng chập cháy hay không. Vì đôi khi, âm thanh bị tắt tiếng là do quá nhiệt. Hãy bổ sung nước làm mát thường xuyên để hạn chế tình trạng động cơ bị nóng.

2. Một số lỗi làm loa ô tô bị rè khác

Ngoài những lỗi trên làm loa bị rè thì còn một số nguyên nhân phổ biến sau đây cũng tác động chính gây nên tình trạng lỗi loa:

– Bong mạng nhện:

Khi bị bong mạng nhện loa, màng sẽ dao động không cân. Gây nên tình trạng loa sát côn, loa bị rè, không rõ tiếng. Trường hợp này bạn cần dán lại keo để mạng nhện hoạt động ổn định.

– Mất từ tính nam châm:

loa-khong-on-dinh-do-loi-nam-cham

Nam châm mất từ tính khiến loa hoạt động không ổn định

Trong quá trình loa hoạt động sẽ sinh nhiệt gây nóng. Đây sẽ là nguyên nhân chính khiến nam châm bị yếu đi và dần dần mất đi từ tính. Hoạt động của loa lúc này sẽ không ổn định, gây rè khi loa âm thanh ra ngoài.

– Rách màng loa:

Thói quen mở loa lớn hết công suất khi nghe nhac hay xem phim trong một thời gian dài khiến loa thường xuyên bị nóng máy. Thậm chí gây nên tình trạng rách màng loa. Âm thanh khi phát ra sẽ bị rè, không còn chuẩn như ban đầu.

Cách tốt nhất để khắc phục tình trạng trên là thay thế hoặc chỉnh lại côn loa.

– Rỉ sét lõi loa:

Sử dụng lâu ngày có thể khiến lõi loa bị ăn mòn, oxy hóa. Gây nên tình trạng rỉ sét lõi loa khiến tín hiệu truyền âm thanh không được đảm bảo.

Trên đây là những lỗi và cách sửa chữa âm thanh ô tô hiệu quả mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Để đảm bảo loa hoạt động tốt nhất, yếu tố quan trọng bạn cần lưu ý là chọn được một sản phẩm chất lượng chính hãng đến từ các thương hiệu uy tín. Hivi – địa chỉ chuyên cung cấp các dòng loa chất lượng cao chắc chắn là sự lựa chọn bạn không thể bỏ qua. Liên hệ ngay với chúng tôi qua hotline 1900 988 910 để được hỗ trợ tư vấn và đặt mua hàng nhanh nhất.

                           
Tác giả : Đào Hải
                   
                   
Hotline: 1900 988 910